Làm Cách Nào Để Đoạn Tận Khổ Đau-
|
How to Make An End to Suffering |
Quán Tánh Diệt Tối qua tôi đã hướng dẫn cho quý vị phần Hai loại sanh-diệt và tôi cũng giải tích thêm về Sự sanh do duyên sanh của danh và sắc. Tối nay tôi sẽ giải thích về phần Quán tánh diệt.
|
Contemplating the Passing-Away Phenomena. Yeterday night I already talk you about Two Types of Arising and Passing-Away and then I explained you about The Causal Arising of Materiality and Mentality. Tonight I will explain Contemplating the Passing-Away Phenomena.
|
Sau khi đã dạy phần phân biệt sự sinh khởi các hành do duyên, Đức Phật dạy:
|
Having taught the discernment of causal arising of formations, The Buddha taught: ‘Or he abides contemplating the passing-away phenomena in the body.’ This means that you should also discern that because of the remainderless cessation of the five causes the five aggregates cease completely without remainder. This is paccayato vaya dassana bana, the insight knowledge that sees the remainderless cessation of causes and effects.
|
Khi nào thì năm nhân nổi trội, vô minh, thám ái, thủ, và nghiệp sẽ tận diệt hoàn toàn không còn dư sót? Theo lời dạy của Đức Phật, các phiền não (hay còn gọi là lậu hoặc, hoặc gọi là kiết sử) sẽ tận diệt không còn dư sót khi qúy vị chứng đắc đạo quả A-la-hán. Bởi sự diệt tận hoàn toàn không còn dư sót của các phiền não mà nghiệp không thể cho quả nào sau khi tịch diệt Niết bàn. Khi đắc A-la-hán quả tuệ sẽ tiêu diệt hoàn toàn năm nhân này không còn dư sót. Do nhờ sự diệt tận năm nhân không còn dư sót này mà sau khi tịch diệt Niết- bàn các ngũ uẩn chấm dứt hoàn toàn không còn dư sót. Qúy vị phải cố gắng thấy sự tận diệt này. Bở vì trong Kinh Đại Niệm Xứ, Đức Phật có dạy rằng: “vị ấy an trú quán tánh diệt trên thân”. Qúy vị không nên quên rằng “thân” ở đây có nghĩa là thân của sắc và thân của danh.
|
When will the five predominant causes, ignorance, craving, clinging, volitional formations and kamma, cease completely without remainder? According to The Buddha’s teaching, the defilements will cease completely without remainder when you attain Arahantship. Because of the remainderless cessation of defilements, kamma cannot produce any results after Parinibbana. Your Arahanta Path will completely destroy the five causes without remainder. Because of the remainderless cessation of the five causes, after Parinibbana all five aggregates will cease completely without remainder. You must try to see this cessation, because The Buddha instructs in the Mahasatipatthana Sutta that ‘he abides contemplating the passing-away phenomena in the body.’ You should not forget that here the ‘body’ means the body of materiality (rupakaya) and the body of mentality (namakaya).
|
Giờ đây quý vị chưa đạt đạo quả A-la-hán. Khi nào quý vị sẽ đạt? Liệu nó là ngay trong đời sống này hay vào một đời sống nào đó trong tương lai? Nếu qúy vị nổ lực thực hành và có đủ ba-la-mật, quý vị có thể đạt được đạo-quả A-la-hán ngay trong đời này. Cho dù vậy, nó cũng được gọi là tương lai từ cái nhìn sự sinh và diệt trong từng sát-na, bởi vì hiện tại quý vị đang còn phàm nhân. Nếu quý vị sẽ đạt được đạo-quả A-la-hán trong một đời sống tương lai, thời gian từ đây đến đó cũng được gọi là tương lai của quý vị. Khi đạt đến quả-vị A-la-hán, tất cả các nhân sẽ tận diệt không còn dư sót. Quý vị nên cố gắng thấy sự diệt này. Và lại nữa, khi qúy vị nhập đại Niết bàn, năm uẩn của quý vị sẽ tận diệt không còn dư sót. Qúy vị cũng nên thấy sự tận diệt này. Khi quý vị thấy được hai lọai tận diệt này, quý vị nên quán tưởng rằng do sự tận diệt của năm nhân không còn dư sót, năm uẩn cũng tận diệt hoàn toàn không còn dư sót. Lọai tuệ quán này được gọi là Trí thấy biết sự diệt của các nhân và các quả. |
Now you are not Arahants yet. When will you attain Arahantship? Will it be in the present life or in one of the future lives? If you practise hard and if you have enough parami, you may attain Arahantship in this very life. Even then it is also called the future from the view of momentary arising and passing-away, because now you are still a worldling. If you will attain Arahantship in one of the future lives, the time up to that life is also your future. When you attain Arahantship all the five causes will completely cease without remainder. You should try to see this cessation. And again when you take Parinibbana, all the five aggregates will completely cease without remainder. You must try to see this cessation too. If you see these two types of cessation, you should contemplate that because of the remainderless cessation of the five causes, the five aggregates also completely cease without remainder. This type of insight knowledge is called vayato udayabbaya dassana bana, the insight knowledge that sees the remainderless cessation of causes and their effects.
|
Vì thế nếu muốn biết mối quan hệ nhân duyên giữa nhân và quả bằng tuệ giác trực tiếp của qúy vị, quý vị nên trực nhận danh-sắc quá khứ, hiện tại, và vị lai. Quý vị nghĩ rằng trong bài kinh Đại Niệm Xứ, Đức Phật chỉ dạy chúng ta về hiện tại phải không? Nếu hiểu những lời dạy này, quý vị sẽ không nghĩ như vậy. Danh-sắc quá khứ, hiện tại và vị lai đều cần được trực nhận bằng tuệ giác. Chúng là các đối tượng của tuệ giác. Nếu không trực nhận danh sắc quá khứ, hiện tại và vị lai, qúy vị không thể thấu hiểu được lý duyên khởi bằng tuệ giác trực tiếp của mình. Nếu không thấu hiểu lý duyên khởi, quý vị không thể thoát khỏi vòng luân hồi này. Quý vị không thể quán sát cả các nhân và các quả như là vô thường, khổ và vô ngã. Nếu không thể quán sát như thế, qúy vị không thể thoát khỏi vòng tử sanh luân hồi bởi vì Đức Phật có đề cập như vậy trong bài Kinh Mahànidàna.
|
So if you want to know the causal relationship between cause and effect with your direct insight knowledge, you should discern the past, present and future materiality and mentality. Do you think that in the Mahasatipatthana Sutta The Buddha taught only about the present? If you understand the meaning of The Buddha’s teaching, you would not think so. The past, present and future materiality and mentality are to be discerned with insight knowledge. They are the objects of insight knowledge. Without discerning the past, present and future materiality and mentality, you cannot understand the principle of dependent origination with your direct insight knowledge. If you do not understand it, you cannot escape from the round of rebirths. You cannot discern the arising and passing-away of causes and effects. You cannot contemplate both causes and effects as impermanent, suffering and non-self. If you cannot do so, you cannot escape from the round of rebirths because the Buddha mentions so in the Mahanidana Sutta.
|
Quán Cả Tánh Sanh và Tánh Diệt
|
Contemplating Both the Arising and Passing-Away
Phenomena
|
Trước khi thấy được sự sanh và diệt rõ ràng từ sát-na này qua sát-na kế, nếu quán sát cả nhân và quả như là vô thường, khổ và vô ngã, tuệ giác ấy được gọi Khảo Sát Trí. Khi qúy vị thấy được sự sanh và diệt trong từng sát-na tâm một cách rõ ràng, tuệ giác ấy được gọi là Sanh Diệt Trí.
|
Before you see the arising and passing-away clearly from moment to moment, if you contemplate both cause and effect as impermanent, suffering and non-self, that insight knowledge is called the Knowledge of Comprehension (sammasanabana). When you see the arising and passing-away in each consciousness moment clearly, that insight knowledge is called the Knowledge of Arising and Passing-Away (udayabbaya bana).
|
Sự Sanh Và Diệt Do Duyên Với Thiền Niệm Hơi Thở
|
The Causal Arising and Passing-Away for Anapana
|
“Vị ấy sống quán các hiện tượng sanh trên thân”. Giống như không khí đi vào và đi ra dựa bệ và ống thổi lò đốt của người thợ rèn, và với nổ lực thích hợp. Cũng vậy, dựa vào thân được sinh ra đây (hay thân y sanh), ống mũi và tâm của hành giả, thân hơi thở vào và ra chuyển động tới lui. Thân y sanh, v.v.. này là nguồn gốc. Khi một hành giả khi quán như thế an trú vào việc quán các hiện tượng sanh trên thân.
|
‘He abides contemplating the arising phenomena in the body.’ Just like air moves back and forth depending on the smith’s bellows’ skin, the bellows’ spout, and appropriate effort, so too, depending on the produced body, nasal aperture, and the mind of the bhikkhu, the body of in-and-out breath moves back and forth. The produced body etc. are the origin. One who contemplates thus abides contemplating the arising phenomena in the body.
|
Quý vị có thể không hiểu ý nghĩa, tôi đoán vậy. Tôi muốn giải thích thêm chút.
|
You may not understand its meaning, I think. I should like to explain a little more.
|
Khi quý vị trực nhận tứ đại trong hơi thở của mình, sẽ thấy nhiều tổng hợp sắc.
|
When you discern the four elements in your breath, you will see many kalapas.
|
Nếu phân tích tiếp chúng, quý vị sẽ thấy có chín yếu tố sắc chân đế (hay còn gọi là sắc cùng tột).
|
If you analyse them you will see nine types of ultimate materiality.
|
Do đâu chúng sinh khởi? Nếu qúy vị bỏ thân mình đi, liệu các hơi thở có tự sinh lên được chăng? Quý vị nghĩ sao? Nếu không có thân, quý vị có thở được không? Không!
|
Why do they arise? If you remove your whole body, can the breath arise on its own? What do you think?
|
Nếu không có thân của qúy vị, hơi thở không thể tự sinh khởi.
|
Without your body the breath cannot arise.
|
Nếu phân tích thân mình, quý vị sẽ thấy có bốn lọai sắc: sắc do nghiệp sanh, sắc do tâm sanh, sắc do vật thực sanh và sắc do thời tiết sanh.
|
If you analyse your body you may see the four types of materiality: kamma-produced materiality, mind-produced materiality, temperature-produced materiality and nutriment-produced materiality.
|
Bốn loại sắc này được gọi là thân được sanh (hay thân y sanh ).
|
These four types of materiality are called the produced body (karaja-kaya).
|
Nếu không có thân y sanh, thân hơi thở của qúy vị không thể khởi sinh.
|
Without the produced body the body of in-and-out breath cannot arise.
|
Vì thế nó là một nhân để hơi thở sinh lên. Nếu không có tâm, hơi thở cũng không thể khởi sinh.Vì thế tâm là một nhân nữa.
|
So it is a cause for the arising of breath. Without the mind the breath also cannot arise, so the mind is another cause.
|
Thân y sanh giống như bệ của lò đốt, ống mũi giống như ống thổi của lò; và tâm giống như nổ lực thích hợp.
|
The produced body is like the smith’s bellow; your nasal aperture is like the bellow’s spout; and the mind is like the appropriate effort.
|
Thân y sanh, tâm và ống mũi là các nhân cho thân hơi thở vào và ra sinh khởi.
|
The produced body, mind and nasal aperture are the causes for the body of in-and-out breath to arise.
|
Quý vị cũng nên trực nhận tánh sanh. Trong số các nhân này, tâm là quan trọng nhất.
|
You should discern the arising phenomena. Among these causes mind is the most important.
|
Nhưng tâm khởi sinh nương vào thân y sanh. Nên tất nhiên thân y sanh là một nhân nữa. Đây là quan hệ nhân quả với hơi thở vào, hơi thở ra. Giờ đây chắc quý vị đã hiểu. Quý vị nghĩ sao? Thiền vipassana của Đức Phật có dễ không?
|
But the mind arises depending on the produced body. So inevitably the produced body is also a cause. This is the causal relationship for in-and-out breath. Now you are understanding. How do you think? Buddha's vipassana is easy or not?
|
Tuy nhiên trực nhận quan hệ nhân quả của hơi thở bằng cách này cũng chưa đủ.
|
However, to discern the in-and-out breath in this way alone is not enough.
|
Qúy vị cần phải trực nhận các nhân của năm uẩn, ấy là vô minh, tham ái, thủ, hành và nghiệp lực.
|
You must also discern the causes for the five clinging aggregates, namely, ignorance, craving, clinging, volitional formations and the force of kamma.
|
Năm nhân này sản sinh ra năm thủ uẩn đời hiện tại.
|
These five past causes produce the present five clinging aggregates.
|
Theo cách tương tự năm nhân quá khứ trong đời quá khứ thứ nhì sản sinh ra năm thủ uẩn đời quá khứ thứ nhất.
|
In the same way, the five past causes in the second past life produced the five clinging aggregates in the first past life.
|
Năm nhân đời này sẽ sản sinh ra năm thủ uẩn trong đời sau.
|
The five present causes will produce the five clinging aggregates in the future life.
|
Qúy vị nên trực nhận các nhân và các quả theo cách như thế này, quá khứ, hiện tại và tương lai.
|
You should discern causes and effects in this way, past, present and future.
|
Tiếp đến, Chú giải có giải thích tánh diệt do duyên với hơi thở vào và hơi thở ra. “Hay vị ấy sống quán tánh diệt trong thân”.
|
Then the commentary explains the causal passing-away for in-and-out breath. ‘Or he abides contemplating the passing-away phenomena in the body,’
|
Dù cách gì đi nữa, không khí cũng không thể thổi vào được khi bệ lò thổi bị lấy đi, ống thổi bị hư bỏ và nỗ lực thích hợp không có mặt.
|
In whatever way, the air does not proceed when the bellows’ skin is taken off, the bellows’ spout is broken, and the appropriate exertion is absent.
|
Tương tự, khi thân y sanh chấm dứt, ống mũi bị hư hoại, và tâm đã dừng hoạt động hẳn, hơi thở kết thúc.
|
In the same way, when the produced body breaks up, the nasal aperture is destroyed, and the mind has ceased to function, the breath stops.
|
Do vầy, nhờ sự chấm dứt của thân y sanh, ống mũi và tâm, mà có sự chấm dứt của việc thở.
|
Thus through the ending of the produced body, the nasal aperture and the mind there comes to be the ending of respiration.
|
Tiếp đến quý vị nên trực nhận rằng bởi có sự tận diệt không còn dư sót của năm nhân mà năm uẩn thủ cũng diệt tận hoàn toàn không còn dư sót trong tương lai.
|
Then you should discern that because of the remainderless cessation of the five causes, the five aggregates also will cease completely without remainder in the future.
|
Nếu một người quán sát như vậy, chúng ta có thể nói rằng vị ấy sống quán tánh diệt hay quán sự diệt do duyên của thân.
|
If one contemplates thus we say that one abides contemplating the passing-away phenomena or the causal passing-away of the body.
|
Quý vị cũng nên quán sát cả hai tánh sanh và tánh diệt trong thân.
|
You should also contemplate both the arising and passing-away phenomena in the body.
|
Rồi Đức Phật còn tiếp tục dạy giai đoạn thứ ba của thiền Vipassanà.
|
Then The Buddha continues to teach the third stage of vipassana.
|
Ngày mai tôi sẽ giải thích về giai đoạn thứ ba. Tôi xin chấm dứt thời pháp tại đây.
|
I will explain the Third stage tomorow. I would like to stop the dhammatalk here.
|